NHỮNG NGÀY TRÊN ĐẤT MỸ

Tại văn phòng báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ

Tại Liên hiệp quốc ở New York City

Advertisement

Filed under: KHÁM PHÁ | Leave a comment »

THÁNG 8 TRÊN QUÊ HƯƠNG THAKSIN

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

Đền Phật 4 mặt trong khuôn viên khách sạn Erawan

Trên đường phố Bangkok luôn có sự hiện diện của loại xe đặc trưng Tuk Tuk

Trong công viên đá ngàn năm

Thành phố biển Pattaya đẹp như một bức tranh

Chân dung Phật cao 76 m, rộng 21,5 m được tạc vào vách núi để tặng Vua Rama 9. Người ta đã dùng đến 10 tấn vàng nung chảy để vẽ nên hình hài Phật và, bức chân dung từ đó trở nên có giá!

Chợ nổi 4 miền thực chất chỉ là một cái ao, nhưng vẫn thu hút du khách nườm nượp đến với nó mỗi ngày. Thêm một bài học về làm du lịch của Thái Lan

Trên khán đài Nhà thi đấu Robocon 2011. Đội Robocon Trường ĐH Dân lập Lạc Hồng-đại diện cho VN đã thi đấu tại đây

Ngôi chùa có bức tượng Phật bằng vàng 18 K nặng 5,5 tấn. Lại là vàng, đi đâu cũng thấy vàng mà trong túi luôn trống rỗng!

ĐÀ LẠT HỎA XA KÝ

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

Một ngày cuối tháng 5. Sài Gòn trở nên nóng bức hơn bao giờ hết. Chỉ trong khoảnh khắc, mình quyết định khoác ba lô nhảy lên xe tìm nơi mát mẻ.

Lên Đà Lạt nhiều lần mà vẫn chưa được khám phá hệ thống hỏa xa ở thành phố cao nguyên này. Và bây giờ là cơ hội không thể trì hoãn.

Nhà ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, vốn là nhà ga đầu mối của tuyến đường sắt Đà Lạt-Phan Rang dài 84 km. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này chỉ mới được phục hồi một đoạn 7 km phục vụ du lịch đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.

Khi người ta để thực thể này chết đi thì lập tức một sự sống khác sẽ ra đời và lấn lướt...Trong ảnh: những cây cà phê đã mọc lên ngay ở miệng hầm.

 

Một trong 6 đường hầm trên tuyến đường sắt này. Rất tiếc, cả 6 đường hầm này đều bị bỏ hoang mà không ai buồn nghĩ rằng có thể đưa vào khai thác du lịch.

 

Những cung đường một thời dọc ngang Tây Nguyên.

 

Một toa tàu phục vụ du lịch hiện nay.

 

Một đoạn đường ray răng cưa được thiết kế để có thể leo dốc an toàn, phù hợp với địa hình đồi núi của Tây Nguyên.

 

 

Một toa tàu phục vụ du khách hiện nay

 

Một đầu máy xưa

 

Hồi tưởng về quá vãng

 

Đầu máy xưa

 

Gã lái tàu hiện tại

 

Dưới bánh xe thời gian

 

Trên toa tàu một thời

 

Trầm ngâm hoài tưởng...

 

Một toa hàng ngày trước

 

Khoang tàu phục vụ du khách ngày nay

 

Phòng bán vé

 

Nhà ga vẫn còn lưu dấu phòng Trưởng ga ở phía sau

 

Trước cửa phòng điện tín

 

Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo với ba mái hình chóp cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên

 

 

CAMPUCHIA-NHỮNG NGÀY THÁNG 4

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

Trầm ngâm bên biển hồ

Ăng Ko
Nhà tù Tuol Sleng
Sọ người chết-nạn nhân của Pon pot-chất thành đống trong tháp chuông tại cánh đồng Chết.

Hoàng cung Campuchia

NHỮNG NGÀY LANG THANG Ở TRUNG QUỐC

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

Những ngày trung tuần tháng 8-2010 cùng đồng nghiệp một số báo, tôi được đi tham quan hai tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây là lần thứ hai tôi trở lại Trung Quốc. Xin giới thiệu một vài hình ảnh ghi lại được trong những ngày lang thang nơi đây.

Trước di tích mộ Lưu Bị ở Thành Đô.

Trước Nhà hát tuồng cổ ở Tứ Xuyên.

Bên một em trong trang phục dân tộc thiểu số của Trung Quốc tại một tiệm trà ven đường.

Tượng phật ngồi cao nhất (71 m) thế giới tại Lạc Sơn.

Trên đỉnh Nga My. Leo hơn 1.500 m lên đến đây là đã rụng rời tay chân rồi. Chỉ tiếc là không được thọ giáo để luyện chiêu nào từ tuyệt phái võ lâm này.

Những ổ khóa nối nhau dài dằng dặc được các đôi trai gái tra chặt vào hàng rào với lời thề hẹn sắt đá.

Nơi 2.500 trước, Lý Băng đã trị thủy phân lưu dòng chảy Đô Giang hung hãn để chế ngự lũ lụt cho Thành Đô.

NAM PHI MÙA WORLD CUP

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

 

Vừa rồi, tập đoàn Dentsu-đơn vị cung cấp bản quyền truyền hình Wworld cup có mời đoàn nhà báo Việt Nam sang xem trận khai mạc giữa chủ nhà Nam Phi và Mexico tại sân vận động Coccer City. Nhân dịp này, tôi có ghi lại một vài hình ảnh xin giới thiệu cùng các bạn:

Trong trường quay của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC ở Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi.
Trước dinh Tổng thống Nam Phi.
Cạnh một em da đen bóng nhẫy.
Trong sân vườn khách sạn 5 sao Southern Sun, nơi tôi trú lại hai đêm ở đây.
Bên tượng đài Nelson Madela. Tượng được đúc bằng đồng đen cao 6m, trông đã rất hoành tráng nhưng dĩ nhiên thật khó để có thể mô phỏng được tầm vóc vĩ đại của con người huyền thoại này.
Trên sân vận động Soccer City với một giấc mơ: 4 năm nữa, Việt Nam sẽ có mặt tại World cup! Ai cũng có quyền mơ ước, nhưng dường như giấc mơ của tôi vẫn còn xa lắm so với con số này?

Cùng với Tổng biên tập và Phó tổng biên tập báo Thanh Niên chờ dùng bữa trưa tại một nhà hàng Ý ở Johannesburg.

SỰ THẬT TRẦN TRỤI

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

1.Cả bọn 7 người ráo riết chuẩn bị cho chuyến tham quan Vườn Quốc gia Cát Tiên từ hai tuần trước. Tâm trạng ai nấy đều háo hức chờ đợi được khám phá một di chỉ văn hóa, thăm thú các thảm rừng nguyên sinh và nhất là được mục sở thị các loài động vật nơi đây.

Nhưng háo hức bao nhiêu thì lại thất vọng bấy nhiêu. 20 g 15, cả bọn được xe ô tô đưa đi xem thú, cách khu nhà nghỉ chừng 10 km. Thú thật, trong thâm tâm ai cũng nghĩ rằng đấy là một bình nguyên rừng phong phú về chủng loài và đa dạng về mặt sinh học như những khu bảo tồn ở Nam Phi mà ti vi thường phát. Thế nhưng trái với những gì người ta mường tượng, nơi chúng tôi xem thú chỉ là những trảng cỏ thưa thớt bóng cây và không một tiếng chim kêu hay vượn hót.

Tuy vậy, ai cũng căng mắt dõi theo ánh đèn pha từ tay anh nhân viên kiểm lâm liên tục quét vào rừng. Và, thi thoảng theo ánh đèn ấy mới thấy từ xa hiện ra 1-2 đốm xanh mà nhân viên kiểm lâm cho là mắt nai hay mắt chồn(!). Họa hoằn lắm mới nhận ra một vài dáng nai mờ ảo lững thững nơi xa tít. Và… chấm hết!

Anh bạn đi cùng không giấu được nỗi thất vọng: Vậy mà gọi là xem thú sao?! Ngại ngùng, tôi phải ra dấu cho anh ngưng…phát biểu cảm tưởng vì sợ làm nhân viên kiểm lâm hướng dẫn phật lòng.

2. Sáng hôm sau, chúng tôi được đi tham quan Trung tâm cứu hộ linh trưởng Đảo Tiên, cách đó khoảng 15 phút đi xuồng. Thật bất ngờ khi được biết nơi đây đang có đến 6 tình nguyện viên người nước ngoài sang hỗ trợ trung tâm về chuyên môn và trực tiếp chăm sóc thú. Đáng trân trọng hơn, họ tình nguyện sang Việt Nam phục vụ không lương trong khoảng 1-2 năm với mọi chi tiêu đều từ tiền túi của mình.

Vậy mà họ tận tâm chăm sóc thú đến kinh ngạc. Lúc chúng tôi đến, đang có 3 nữ tình nguyện viên miệt mài cọ rửa chuồng trại còn sạch hơn cả nhà ở của mình. Và, khi một người trong nhóm chúng tôi rón rén đến gần chuồng vượn để quan sát thì liền bị nữ tình nguyện viên này yêu cầu rời khỏi đó ngay bằng một giọng Việt lơ lớ: Xin lỗi, không được đến gần vì làm vượn sợ!

3. Trưa cùng ngày, chúng tôi rời Cát Tiên và trên đường ra đã ghé lại một quán ăn gần đó để lót dạ trước khi trở về Sài Gòn. Vừa ngồi vào bàn chừng 2 phút, anh bạn đi cùng chợt ra hiệu, chỉ trỏ và hướng sự chú ý của mọi người về phía nhà bếp… Thật khủng khiếp, bên dưới gian bếp của quán ăn đang treo lủng lẳng một con voọc chà vá (có tên trong sách đỏ) vừa bị phanh thân mổ bụng toang hoác, trong khi mắt con vật vẫn trợn trừng như chưa thôi kinh ngạc vì sự man ác của loài người.

Bàng hoàng đến thẫn thờ!

Trên đường về, hình ảnh về con voọc cứ đeo đẳng mãi trong tâm trí tôi với những câu hỏi day dứt: Tại sao những cô gái nước ngoài kia lại yêu thương động vật hoang dã đến thế, trong khi chúng ta vẫn luôn săn tìm và tận diệt chúng để phục vụ cho nỗi thèm ăn của mình và ai đó? Bao giờ người dân mình mới nhận thức và hành động đúng mực để hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu? Làm sao để khái niệm “đưa trái đất về vườn nhà” gấn gũi với tất cả mọi người? Phải chăng ý thức về môi trường của dân ta kém hơn dân Tây?

Những câu hỏi ấy đến nay vẫn chưa có lời đáp…

CẢM XÚC CHỦ QUYỀN

Posted on by HÀ THẠCH HÃN
Một ngày tháng 7, chúng tôi háo hức lên thuyền và trực chỉ mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc.

Một ngày tháng 7, chúng tôi háo hức lên thuyền và trực chỉ mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc.

Biển có lúc động dữ dội, thuyền tròng trành khủng khiếp nhưng ai cũng háo hức được đến đất Mũi.

Biển có lúc động dữ dội, thuyền tròng trành khủng khiếp nhưng ai cũng háo hức được đến đất Mũi.

Và đây, Tổ quốc mình đây, nắm đất cuối cùng đây!

Và đây, Tổ quốc mình đây, nắm đất cuối cùng đây!

Nhìn ra xa thềm lục địa của mình với bao niềm cảm xúc.

Nhìn ra xa thềm lục địa của mình với bao niềm cảm xúc.

Thế rồi, ngồi suy ngẫm bao điều trên từng tấc nước, tấc sóng Tổ quốc mình.

Thế rồi, ngồi suy ngẫm bao điều trên từng tấc nước, tấc sóng Tổ quốc mình.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ đẹp như tranh.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ đẹp như tranh.

Tổ quốc là đây, đất nước là đây, không bao giờ mất đi nếu tọa độ cuối cùng này luôn định vị trong trái tim mọi người.

Tổ quốc là đây, đất nước là đây, không bao giờ mất đi nếu tọa độ cuối cùng này luôn định vị trong trái tim mọi người.

SỢ HƠN CẢ CÚM!

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

 

Ngất xỉu vì học!

Ngất xỉu vì học!

Trong khi cả thế giới đang rầm rộ phát sốt về dịch cúm của em lợn , họ lo rằng sẽ ” sống nay chết mai ‘ , khẩu trang ùn ùn được sản xuất , mọi hoạt động đều được kiểm dịch kỹ càng vì em vi khuẩn cúm lợn rất có thể đang tung tăng bay nhảy đâu đó trong không khí mà mắt bình thường rất khó để nhìn thấy em ấy .

 

 Thế nhưng , em thì ngồi đây , trong lớp học này , đang hô hào mong em ấy ghé thăm trường em , dầu chỉ là 1 giây thôi cũng được . Viễn cảnh một cơn gió khẽ vô tình đẩy đưa em vi khuẩn vào dự giờ lớp em cứ lặp đi lặp lại . Vì chỉ khi nó đến em sẽ được ….tạm dừng việc học . Em sẽ có vài ngày không sách không vở, không giáo viên không bài tập , không dậy sớm không đến trường , không kiểm tra, không báo điểm ,….rất nhiều cái “không” mà chỉ trong mơ mới có . Tất nhiên cuộc sống lại không như mơ vì thế mà ước mơ của em khó có ngày trở thành sự thật , quả là đáng buồn !

“Sự thật phũ phàng ” nhưng nó không có quyền ngăn em được mơ ước. Nếu một ngày thường nhật em tỉnh giấc lúc 5h, đến trường lúc 6h30 rồi vùi đầu sách vở đến 16h5 tại trường , sau nữa thì học thêm tăng cường Toán, Lý, Hóa từ 18h30 đến 20h30 ,khuya về  đến nhà  mài giũa , luyện công với núi bài tập đến 22h , thì chính em ” cúm lợn ” sẽ như một “cô tiên” xóa bỏ bao cực hình mà em hằng mơ ước nó sẽ biến mất .

 Ôi cúm lợn ! Em yêu cúm lợn . cúm lợn hãy đến đây , đến đây nào ! Đừng vòng vo nơi nào ngoài ô cửa sổ !

          

                                ——————————————————-

 

            Trên đây là toàn văn e-mail gởi đến tòa soạn Tuổi Trẻ của một học sinh có cái nick name vừa teen vừa rất lạ: khi_yeu_can_phai_kiss.  Lá thư bộc bạch một ước muốn khá tiêu cực, nhưng hoàn toàn phản ánh chính xác tâm trạng chung của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay về nỗi ám ảnh học hành.

            Vâng, không khó để nhận ra những hành vi phản ứng khác nhau của con trẻ trước cánh cổng nhà trường. Không thiếu những đứa bé được cha mẹ dắt tay đến tận nơi chốn được xem là “môi trường học thân thiện” mà cứ giãy nảy khóc thét lên như đụng phải lửa. Và đâu đó ta cũng hoàn toàn có thể bắt gặp những cô cậu học trò mặt mày đờ đẫn, phờ phạc vì gánh nặng học hành, vì sự quá tải của chương trình và cả vì sự kỳ vọng của mẹ cha!

            Làm sao để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đi vào thực tế khi mà sự học đang là nỗi khiếp sợ thường trực của không ít học sinh ? Làm sao để chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời trở thành hiện thực nếu nhà trường vẫn tiếp tục là nơi chốn ám ảnh bao giấc mơ học trò?

            Đó mới chính là câu hỏi đáng lo ngại đối với người lớn và những người có trách nhiệm của ngành giáo dục cho cả tiền đồ của dân tộc này!

           

 

LÝ SƠN:ĐẸP TỪNG CENTIMET

Posted on by HÀ THẠCH HÃN

28 Tết, quyết định ra đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi)- nơi được mệnh danh là Vương quốc tỏi. Mặc dù biển động mạnh và suýt phải ăn Tết trên đảo, nhưng tôi hoàn toàn không cảm thấy hối tiếc với quyết định của mình. Nơi đấy không chỉ có tỏi mà còn có nhiều thiên cảnh đẹp đến từng…centimet, đẹp vì sự nguyên sơ và man dại của chính nó.

Trên tàu cao tốc ra đảo, sóng biển tung bọt trắng xóa.

Trên tàu cao tốc ra đảo, sóng biển tung bọt trắng xóa.

 

Trước chùa Hang

Trước chùa Hang

 

Nhà trưng bày đội Hoàng Sa bắc hải.

Nhà trưng bày đội Hoàng Sa bắc hải.

 

Giếng cổ của người Chăm từ hàng trăm năm trước, hiện vẫn được người trên đảo sử dụng.

Giếng cổ của người Chăm từ hàng trăm năm trước, hiện vẫn được người trên đảo sử dụng.

 

Biển xanh đến rợn người.

Biển xanh đến rợn người.

 

Những thân dừa khẳng khiu, uyển chuyển như những vũ công trên cánh đồng tỏi.

Những thân dừa khẳng khiu, uyển chuyển như những vũ công trên cánh đồng tỏi.

 

...và đây nữa.

...và đây nữa.

 

Tỏi trải dài đến tận chân núi.

Tỏi trải dài đến tận chân núi.

 

Nhìn từ trên triền núi, phía dưới là cánh đồng tỏi ngút ngàn bên biển xanh và khói chiều.

Nhìn từ trên triền núi, phía dưới là cánh đồng tỏi ngút ngàn bên biển xanh và khói chiều.

 

Gió từ biển khơi xâm thực vào vách núi qua hàng ngàn năm và làm nên những hình thù kỳ dị. Chợt nhớ câu thơ của Hữu Thỉnh: Gió không phải là roi mà quất núi phải mòn...

Gió từ biển khơi xâm thực vào vách núi qua hàng ngàn năm và làm nên những hình thù kỳ dị. Chợt nhớ câu thơ của Hữu Thỉnh: Gió không phải là roi mà quất núi phải mòn...

 

Và đây, gió và sóng cũng tạo nên những hang động, vòm cổng như thế này.

Và đây, gió và sóng cũng tạo nên những hang động, vòm cổng như thế này.

 

Còn có dòng thác nhỏ(phía sau) len lỏi chảy từ khe núi rồi trở về với biển khơi.

Còn có dòng thác nhỏ(phía sau) len lỏi chảy từ khe núi rồi trở về với biển khơi.

 

Dáng núi như kim tự tháp.

Dáng núi như kim tự tháp.

 

Dáng núi hình vòng cung.

Dáng núi hình vòng cung.

 

Đá cũng biết tựa vào nhau.

Đá cũng biết tựa vào nhau.

 

Ít ai biết rằng thung lũng này hàng triệu năm trước là miệng núi lửa. Đứng trên miệng núi lửa này mà chực chờ một điều gì đó phun trào...

Ít ai biết rằng thung lũng này hàng triệu năm trước là miệng núi lửa. Đứng trên miệng núi lửa này mà chực chờ một điều gì đó phun trào...

Tháng 2-2009.

Trang sau »