Filed under: KHÁM PHÁ | Leave a comment »
Chân dung Phật cao 76 m, rộng 21,5 m được tạc vào vách núi để tặng Vua Rama 9. Người ta đã dùng đến 10 tấn vàng nung chảy để vẽ nên hình hài Phật và, bức chân dung từ đó trở nên có giá!
Chợ nổi 4 miền thực chất chỉ là một cái ao, nhưng vẫn thu hút du khách nườm nượp đến với nó mỗi ngày. Thêm một bài học về làm du lịch của Thái Lan
Trên khán đài Nhà thi đấu Robocon 2011. Đội Robocon Trường ĐH Dân lập Lạc Hồng-đại diện cho VN đã thi đấu tại đây
Ngôi chùa có bức tượng Phật bằng vàng 18 K nặng 5,5 tấn. Lại là vàng, đi đâu cũng thấy vàng mà trong túi luôn trống rỗng!
Filed under: KHÁM PHÁ | 2 Comments »
Một ngày cuối tháng 5. Sài Gòn trở nên nóng bức hơn bao giờ hết. Chỉ trong khoảnh khắc, mình quyết định khoác ba lô nhảy lên xe tìm nơi mát mẻ.
Lên Đà Lạt nhiều lần mà vẫn chưa được khám phá hệ thống hỏa xa ở thành phố cao nguyên này. Và bây giờ là cơ hội không thể trì hoãn.
Nhà ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, vốn là nhà ga đầu mối của tuyến đường sắt Đà Lạt-Phan Rang dài 84 km. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này chỉ mới được phục hồi một đoạn 7 km phục vụ du lịch đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.
Khi người ta để thực thể này chết đi thì lập tức một sự sống khác sẽ ra đời và lấn lướt...Trong ảnh: những cây cà phê đã mọc lên ngay ở miệng hầm.
Một trong 6 đường hầm trên tuyến đường sắt này. Rất tiếc, cả 6 đường hầm này đều bị bỏ hoang mà không ai buồn nghĩ rằng có thể đưa vào khai thác du lịch.
Một đoạn đường ray răng cưa được thiết kế để có thể leo dốc an toàn, phù hợp với địa hình đồi núi của Tây Nguyên.
Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo với ba mái hình chóp cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên
Filed under: KHÁM PHÁ | 1 Comment »
Filed under: KHÁM PHÁ | 1 Comment »
Những ngày trung tuần tháng 8-2010 cùng đồng nghiệp một số báo, tôi được đi tham quan hai tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây là lần thứ hai tôi trở lại Trung Quốc. Xin giới thiệu một vài hình ảnh ghi lại được trong những ngày lang thang nơi đây.
Trên đỉnh Nga My. Leo hơn 1.500 m lên đến đây là đã rụng rời tay chân rồi. Chỉ tiếc là không được thọ giáo để luyện chiêu nào từ tuyệt phái võ lâm này.
Những ổ khóa nối nhau dài dằng dặc được các đôi trai gái tra chặt vào hàng rào với lời thề hẹn sắt đá.
Nơi 2.500 trước, Lý Băng đã trị thủy phân lưu dòng chảy Đô Giang hung hãn để chế ngự lũ lụt cho Thành Đô.
Filed under: KHÁM PHÁ | 3 Comments »
Vừa rồi, tập đoàn Dentsu-đơn vị cung cấp bản quyền truyền hình Wworld cup có mời đoàn nhà báo Việt Nam sang xem trận khai mạc giữa chủ nhà Nam Phi và Mexico tại sân vận động Coccer City. Nhân dịp này, tôi có ghi lại một vài hình ảnh xin giới thiệu cùng các bạn:
Filed under: KHÁM PHÁ | 4 Comments »
Tổ quốc là đây, đất nước là đây, không bao giờ mất đi nếu tọa độ cuối cùng này luôn định vị trong trái tim mọi người.
Filed under: KHÁM PHÁ | 6 Comments »
28 Tết, quyết định ra đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi)- nơi được mệnh danh là Vương quốc tỏi. Mặc dù biển động mạnh và suýt phải ăn Tết trên đảo, nhưng tôi hoàn toàn không cảm thấy hối tiếc với quyết định của mình. Nơi đấy không chỉ có tỏi mà còn có nhiều thiên cảnh đẹp đến từng…centimet, đẹp vì sự nguyên sơ và man dại của chính nó.
Gió từ biển khơi xâm thực vào vách núi qua hàng ngàn năm và làm nên những hình thù kỳ dị. Chợt nhớ câu thơ của Hữu Thỉnh: Gió không phải là roi mà quất núi phải mòn...
Ít ai biết rằng thung lũng này hàng triệu năm trước là miệng núi lửa. Đứng trên miệng núi lửa này mà chực chờ một điều gì đó phun trào...
Tháng 2-2009.
Filed under: KHÁM PHÁ | 5 Comments »
Không có nhà thơ nào từ Hà Nội đến, cũng không có ai tóc bạc trắng và càng không có ai ném mẫu thuốc lá xuống chân cầu mà hỏi vu vơ như trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chỉ có một nữ nhà báo trẻ của địa phương cắc cớ hỏi rằng: Tại sao không đặt tên như là sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Hồng…mà lại đặt tên là sông Đồng Nai trùng với tên của tỉnh?
Thế đấy, chúng tôi bắt đầu chuyến đi ngược thượng nguồn sông Đồng Nai bằng một câu hỏi ngoài dự kiến như vậy.
Chúng tôi xuất phát từ cầu Gành này, thuộc lưu vực của cù lao Phố-thương cảng được sử sách ghi lại là hết sức sầm uất, nhôn nhịp của đàng Trong trên 300 năm trước. Một cảng thị được mô tả là náo nhiệt trên bến dưới thuyền, giờ vắng lặng thế này.
Rất may là vừa qua khỏi "công trường nổi" ấy, cảnh vật đã khiến người dịu nhẹ đi đôi phần. Trong ảnh là phim trường của bộ phim Người đẹp Tây đô với bối cảnh là ngôi nhà của gã phú hộ.
Trên đường về, chúng tôi qua làng bưởi Tân Triều-một thương hiệu trái cây vốn đã nức tiếng miền Nam. Đường vào làng bưởi thật đẹp.
Để rồi dừng lại nơi bánh xe vận chuyển thô sơ một thời, một vòng bánh xe thời gian-nơi là điểm kết thúc và cũng là điểm khởi đầu của một cuộc hành trình, đời người...
Tháng 3-2009.
Ảnh: Ku Toại
Filed under: KHÁM PHÁ | 2 Comments »
Năm tôi lên lớp 9, lúc bấy giờ phòng giáo dục huyện có chủ trương đưa học sinh năng khiếu đến những trường có giáo viên giỏi để đội ngũ này kèm cặp và rèn cho các ngón nghề trước ngày lên “sàn chọi”. Thế là tôi được gởi đến học tại một trường THCS khác cách nhà khoảng 20 km để được giáo viên nơi đây bồi dưỡng thêm cho môn văn, ngoài giờ học chính khoá như những học sinh khác.
Sau một tuần trân mình dưới cái nhìn vừa soi mói vừa “ngưỡng mộ” của các học sinh địa phương, cuối cùng tôi cũng được họ chấp nhận như một thành viên mới cùa lớp. Bằng chứng là chỉ sau buổi chào cờ của tuần lễ thứ hai, một nữ sinh xinh đẹp của lớp đã thình lình dúi vào tay tôi cuốn truyện có kẹp bên trong một lá thư với lời văn hết sức nồng ái. Bất ngờ trước lá thư của cô gái, càng bất ngờ hơn khi trên tay lại là cuốn truyện mà từ lâu mình vẫn ao ước được đọc: “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi !
Khỏi phải nói, tôi ôm cuốn truyện đọc ngấu nghiến, đọc một lèo xong ngay trong tối hôm đó, bởi sức lôi cuốn đầy mê hoặc từ con người và cảnh vật của miền Tây Nam bộ dưới ngòi bút tài tình của tác giả. Chính vì thế mà hôm nay khi lần đầu tiên được đến với vườn Quốc gia U Minh thượng (Kiến Giang), cái cảm giác háo hức và thích thú trước một vùng trời đất phương Nam đầy say đắm của mấy mươi năm trước như càng sống dậy mạnh mẽ trong tôi .
Sau hơn 2 giờ xuất phát từ thành phố Rạch Gía, chúng tôi đã có mặt tại Vườn Quốc gia U Minh thượng. Từ đây, đoàn chúng tôi gồm 2 nhà báo và 2 bác sĩ được đưa xuống một chiếc vỏ lãi rồi luồn sâu vào trong rừng dưới sự hướng dẫn của 2 kiểm lâm viên. Phải mất hơn 40 phút len lỏi giữa dày đặc những thảm bèo hoa dâu và tràm đước, chúng tôi mới đến được bên căn chòi canh bảo vệ sân chim của hạt kiểm lâm- nơi vốn nghiêm cấm tuyệt đối sự có mặt của du khách. Căn chòi được dựng trơ trọi giữa bạt ngàn lau sậy và mênh mang trời nước, hệt như những cảnh quay trong phim “Cánh đồng hoang” của đạo diễn Hồng Sến.
Khi mọi người đã yên vị, lập tức mọi đặc sản của hệ sinh thái rừng ngập nước được dọn ra hết sức đa dạng và phong phú với 100% nguyên vật liệu đều từ thiên nhiên. Những con trê được bắt từ dưới rạch rồi chiên lên chấm với nước mắm gừng ăn nghe dòn tan mà béo ngậy. Những cá lóc to đến hơn 1 kg(có con còn nặng đến 2kg) dính lú(một dụng cụ đặt bắt cá tựa như lờ) dưới đầm được đem lên nướng trui ăn chắc ngọt và thơm lừng. Nhưng hấp dẫn nhất là các loại thực vật mà nhiều vô tận là bồn bồn và bông súng, chỉ cần với tay là có thể nhổ lên từng nắm lớn, tước bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi cắn ăn tới đâu nghe ngọt và mát lịm tới đó. Đó là chưa kể đến trứng chim-ôi cơ man là trứng, từ trứng cò, diệc, cồng cộc đến le le, trích…luộc lên chấm với muối tiêu ăn bùi béo đến lạ.
Cứ thế, bồn lóc(xin đừng nói lái), chim trứng cứ phà phà mà tới với khoảng 20 con người và chừng ấy đơn vị lít rượu. Qủa là đến như bậc đế vương cũng không dễ có một lần được thưởng thức những món ăn tuyệt diệu và khoái sướng đến thế !
Nhưng sau những phút hoan hỉ, trước lúc trở ra nhìn 3 chú cò con mới ra ràng vừa được các anh kiểm lâm viên bắt về đang run lẩy bẩy trên sàn nhà rồi nhìn rộng ra đồng nước chỉ có mênh mông lau sậy mà không khỏi ngậm ngùi. Vụ cháy năm 2002 đã thiêu rụi đến 3.200 ha rừng tràm nguyên sinh, biến cả một vùng đất rộng lớn nơi đây thành bình địa. Ngay như cái nơi được gọi là vủng lõi mà chúng tôi đặt chân đến, rừng cũng đã thưa thớt nhiều, đôi chỗ chỉ còn rặt bồn bồn và cỏ lác.
Rừng cứ bị thu hẹp dần trước sự huỷ hoại khủng khiếp của con người, kể cả vô ý lẫn có chủ ý. Chỉ e đến đời con cháu chúng ta, những câu chuyện kỳ thú về đất rừng phương Nam chỉ còn là những con chữ trơ lạnh và xa lạ trong các tác phẩm của một thời chưa xa…
(Tháng 1-2008)
Filed under: KHÁM PHÁ | Leave a comment »