AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Không có nhà thơ nào từ Hà Nội đến, cũng không có ai tóc bạc trắng và càng không có ai ném mẫu thuốc lá xuống chân cầu mà hỏi vu vơ như trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chỉ có một nữ nhà báo trẻ của địa phương cắc cớ hỏi rằng: Tại sao không đặt tên như là sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Hồng…mà lại đặt tên là sông Đồng Nai trùng với tên của tỉnh?

Thế đấy, chúng tôi bắt đầu chuyến đi ngược thượng nguồn sông Đồng Nai bằng một câu hỏi ngoài dự kiến như vậy.

Chúng tôi xuất phát từ cầu Gành này, thuộc lưu vực của cù lao Phố-thương cảng được sử sách ghi lại là hết sức sầm uất, nhôn nhịp của đàng Trong trên 300 năm trước. Một cảng thị được mô tả là náo nhiệt trên bến dưới thuyền, giờ vắng lặng thế này.

Chúng tôi xuất phát từ cầu Gành này, thuộc lưu vực của cù lao Phố-thương cảng được sử sách ghi lại là hết sức sầm uất, nhôn nhịp của đàng Trong trên 300 năm trước. Một cảng thị được mô tả là náo nhiệt trên bến dưới thuyền, giờ vắng lặng thế này.

Nào, khởi hành.( Tôi đang ở vị trí chỉ huy).

Nào, khởi hành.( Tôi đang ở vị trí chỉ huy).

Áo phao đầy đủ, bắt đầu ngược dòng!

Áo phao đầy đủ, bắt đầu ngược dòng!

Tình hình có vẻ căng thẳng...

Tình hình có vẻ căng thẳng...

...khi mà thuyền bè khai thác và vận chuyển cát đá san sát như mắc cửi giữa dòng sông.

...khi mà thuyền bè khai thác và vận chuyển cát đá san sát như mắc cửi giữa dòng sông.

Rất may là vừa qua khỏi "công trường nổi" ấy, cảnh vật đã khiến người dịu nhẹ đi đôi phần. Trong ảnh là phim trường của bộ phim Người đẹp Tây đô với bối cảnh là ngôi nhà của gã phú hộ.

Rất may là vừa qua khỏi "công trường nổi" ấy, cảnh vật đã khiến người dịu nhẹ đi đôi phần. Trong ảnh là phim trường của bộ phim Người đẹp Tây đô với bối cảnh là ngôi nhà của gã phú hộ.

Trên đường về, chúng tôi qua làng bưởi Tân Triều-một thương hiệu trái cây vốn đã nức tiếng miền Nam. Đường vào làng bưởi thật đẹp.

Trên đường về, chúng tôi qua làng bưởi Tân Triều-một thương hiệu trái cây vốn đã nức tiếng miền Nam. Đường vào làng bưởi thật đẹp.

Để rồi dừng lại nơi bánh xe vận chuyển thô sơ một thời, một vòng bánh xe thời gian-nơi là điểm kết thúc và cũng là điểm khởi đầu của một cuộc hành trình, đời người...

Để rồi dừng lại nơi bánh xe vận chuyển thô sơ một thời, một vòng bánh xe thời gian-nơi là điểm kết thúc và cũng là điểm khởi đầu của một cuộc hành trình, đời người...

Tháng 3-2009.

Ảnh: Ku Toại

Advertisement

NHỮNG CÁI CHẾT TRẮNG

6f5c

Ra Tết, thật ngẫu nhiên khi nhiều tờ báo đều ít nhiều đề cập đến vấn nạn ma túy và những hệ lụy khủng khiếp của nó gây ra cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Trước và sau Tết, cũng thật ngẫu nhiên khi tôi phải dự đến 3 tang lễ của người thân, họ hàng. Trong đó, đau đớn và xót xa nhất vẫn là đám tang của con ông chú tôi. Mùng 6 Tết, trong khi mọi người còn đang cố kéo dài sự ăn chơi, tận hưởng thì gia đình chú tôi tang ma rối bời, xao xác đến tội nghiệp. Đó là đám ma của một người trẻ, chết vì cái thứ bột trắng đang hoành hành dữ dội ở mọi ngõ ngách của cuộc sống hiện thời.

Có lẽ chưa có đám tang nào mà lại buồn và hiu hắt đến thế. Chú tôi ngồi thẫn thờ một góc, còn thím tôi đứng chết lặng như cái bóng giữa lác đác mấy người thân, họ hàng đến viếng. Ai cũng chạnh lòng, đau đớn vì nó chết trẻ quá và chết nhanh quá. 28 tuổi, nhưng đã có đến một nửa thời gian sống nó phải vật vờ vào tù ra trại. Lần cuối cùng, nó dừng lại ở trại giam Tống Lê Chân(Bình Phước) vì bước chân cuộc đời chỉ ngắn ngủi đến thế. Cách đây hơn 1 tháng-khi đã chuyển sang HIV giai đoạn cuối, ban quản giáo mới cho gia đình đưa nó về và cũng chỉ kịp vào bệnh viện vài ngày là nó ra đi.

Một cái chết trắng! Trắng không phải chỉ vì sắc màu của heroin, mà trắng còn hàm chứa sự tác oai tác quái và những mất mát khủng khiếp do chất bột ghê người ấy gây ra. Chú tôi có hai đứa con trai thì cả hai, thật đau lòng đều dính và trở thành nô lệ của thứ bột trắng ấy. Thằng anh chết đi trong khi thằng em vẫn còn ngồi trong trại giam. Trước đó mấy tháng khi ghé thăm nhà chú, tôi và nó(thằng em) đã có dịp ngồi trò chuyện khá lâu về tình cảm bà con, trách nhiệm gia đình và những lỡ lầm của tuổi trẻ trong quá khứ. Nó đã hứa với tôi chắc nịch rằng sẽ chí thú làm ăn để gánh vác trọng trách rường cột gia đình và không bao giờ quay lại với “nàng tiên nâu” nữa.

Nhưng “ngựa quen đường cũ”, chẳng bao lâu sau đã nghe nó bị bắt vì tội mua bán và tàng trữ heroin. Có người còn nhận ra nó bị đánh bê bết máu, trước khi bị tống vào trại giam một lần nữa. Ma lực của cái thứ bột trắng ấy thật kinh khiếp, thật khó để cưỡng lại sức hút của nó khi đã vướng vào dù chỉ là một lần. Anh bạn tôi có đứa em cũng lún sâu vào con đường nghiện ngập đến mức, anh phải công khai trên báo với một lời kêu cứu thảm thiết: Ai cứu em tôi với?! Có lúc anh đã lẩn thẩn nghĩ rằng không còn cách nào khác, trừ khi đưa nó một mình ra đảo vắng, cách ly hoàn toàn với thế giới con người đầy cám dỗ và hiểm nguy này!

Qủa là không dễ đoạn tuyệt với ma túy. Chính vì thế mà đến bây giờ người ta vẫn đang tranh cãi có nên quản lý sau cai nghiện(1-2 năm) hay không và bằng hình thức nào? Vâng, bằng cách nào khi cả nước đang có tới 160.000 con nghiện? Có người còn cho rằng tỉ lệ tái nghiện trên 80% vẫn là con số đầy hoài nghi!

Từ tháng 12-2005 đến tháng 1-2009, TP.HCM có 1.021 người sau cai nghiện tử vong do mắc AIDS và kiệt sức. Trong đó, có hơn 80% nằm trong độ tuổi từ 16 đến 35. Những cái chết- trắng và trẻ đến lạnh người!

Vội vã chia tay thằng em vắn số, nhìn dáng chú tôi đi liêu xiêu trong con hẻm nhỏ mà đau thắt tận đáy lòng…

(Tháng 2-2009)

VỤ ÁN CÁI QUẦN

22a4

Sau khi hoàn tất công việc tại Đắc Lắc, mấy anh em bèn rủ nhau lên xe tranh thủ sang Đà Lạt ở lại thư giãn một ngày. Đường xấu nên hơn 5 giờ đồng hồ xe mới bò tới thành phố cao nguyên này. Sau khi ăn uống qua loa, nhận phòng khách sạn và tắm táp vội vàng, cả nhóm liền đi uống cà phê tại một ngôi quán đẹp và ấm cúng trên đường Nguyễn Du.

22,30 giờ. Cả bọn trở về khách sạn-một ngôi biệt thự khá tiện nghi và sang trọng trên đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn. Bốn anh em trong phòng lại bày rượu mồi ra ngồi tán gẫu đến tận 1 giờ sáng, khi hai chai vang và soju đã cạn.

Và chuyện gì đã xảy ra?

6 giờ sáng, thằng Ku (một sinh viên báo chí năm 2) nằm cạnh mở mắt và la toáng lên: chiếc laptop của em đâu? 2 giây sau: máy ảnh của em đâu? Rồi: điện thoại của em đâu?…

Sau phút bàng hoàng, tôi choàng dậy kiểm tra đồ đạc, tư trang thì hỡi ôi, chiếc quần dài (trong đó có ví tiền và nhiều giấy tờ tùy thân) đã không cánh mà bay! Chưa kể, chiếc điện thoại Nokia 5610 mới mua chưa đầy 3 tháng để ở đầu giường cũng biến mất.

Kinh ngạc, thẫn thờ và không ai tin rằng chuyện trộm cắp lại xảy ra tại một khách sạn khá tươm tất ở một thành phố vốn rất yên bình này.

Chuyến đi tưởng thú vị lại trở nên buồn bã và ảm đạm. Công an khu vực, Công an phường và cả Cảnh sát hình sự thành phố cũng sốt sắng có mặt tại hiện trường. Nhưng hi vọng cứ vơi dần…Chẳng còn ai tha thiết đi chơi nữa, cả nhóm lên xe trở về Sài Gòn trong tâm trạng u uất và chán chường. Xe chạy đến gần hồ Tuyền Lâm thì bất ngờ nhận được điện thoại từ công an thông báo quay lại nhận tài sản đã mất. Một thoáng mừng vui và hi vọng chợt lóe lên… Nhưng thật oái ăm, kẻ trộm chỉ trả lại 2 xâu chìa khóa, bút sổ và…chiếc quần rỗng túi!

Tội nghiệp thằng Ku sinh viên ki cóp gần 2 năm tiền nhuận bút để sắm sửa máy móc, phương tiện tác nghiệp. Tội nghiệp cho mình khi chưa kịp gửi tiền về cho mẹ ở quê. Buồn tiếc vì số tiền không nhỏ (hơn 40 triệu đồng), nhưng đau đớn và ray rứt hơn cả khi phải lìa xa kỷ vật duy nhất của người cha mà tôi đã cẩn thận giữ gìn suốt 35 năm qua. Đó là tấm thẻ căn cước(giấy chứng minh nhân dân) do chính quyền Sài Gòn cấp cho cha tôi trước năm 1975, trên đó có cả chữ ký của ông. Đó cũng là hình ảnh cuối cùng của cha mà tôi biết, vì khi ông qua đời tôi chỉ mới lên 5. Dung mạo cuối cùng mà tôi có thể mường tượng về cha giờ cũng đã không còn, càng đau đớn hơn khi nó lại mất ngay trong ngày giỗ lần thứ 35 của ông. Cứ nghĩ đến tấm thẻ căn cước ấy, lòng lại thắt đau và nước mắt cứ chực tuôn trào…

Trong cái lẽ nhân sinh của kiếp người, ai cũng có lúc được, lúc mất. Thế nhưng, không hiểu sao suốt 2 năm qua tôi cứ phải liên tục nhận lấy những mất mát, xúi quẩy về mình. Ngoài tiền bạc, vật chất, còn có những điều mất đi không thể có lại, còn có những nỗi đau day dứt một đời…

Giờ thì chỉ mong kẻ trộm còn chút nhân tính trả lại cho những giấy tờ đã mất(đặc biệt là tấm thẻ căn cước của cha), dù biết điều đó có thể chỉ là hão huyền, mong manh…

(Tháng 11-2008)

KÉN RỂ CHO HÀ NỘI

3613

Không ít người hẳn vẫn còn ngỡ ngàng trước sự kiện Hà Nội bị nhấn chìm trong biển nước, sau cơn mưa lịch sử ngày 31-10-2008. Cuộc sống của hầu hết người dân thủ đô đều bị đảo lộn: giao thông ách tắc, công việc, học hành đình đốn và giá cả tăng vọt!

Rõ ràng, cơn “đại hồng thủy” này đang đặt ra nhiều dấu hỏi và nỗi hoài nghi về khả năng ứng phó trước sự an nguy của thủ đô, khi có những thiên tai tương tự uy hiếp. Cho đến nay Hà Nội đã có đến 20 người chết vì cơn mưa này, một con số thiệt hại còn lớn hơn cả những trận bão lũ vừa qua trên phạm vi cả nước. Càng sững sờ hơn khi biết rằng dự án cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố với kinh phí hàng ngàn tỉ đồng gần như tê liệt, vì chỉ đáp ứng được lượng mưa…170 mm(trong khi cơn mưa vừa qua lên đến trên 300 mm).

Và không thể không tự hỏi: công tác qui hoạch thủ đô ra sao mà chỉ sau 1 cơn mưa đã phải khốn khổ thế này? Phải chăng người ta chỉ chú trọng đến qui hoạch bề nổi mà thiếu quan tâm đến phần ngầm?

Thế rồi khi mưa lũ diễn ra trên diện rộng, các biện pháp ứng cứu và hỗ trợ người dân của những người có trách nhiệm cũng chưa thể hiện đúng mức. Công tác dự báo, cảnh báo của các cơ quan chức năng cũng hoàn toàn bị động và gần như để mặc cho người dân tự xoay xở với con nước đầy bất trắc.

Vâng, chưa bao giờ công tác trị thủy đối với thủ đô-trung tâm chính trị của quốc gia- lại được đặt ra bức bách như lúc này. Hà Nội cần một “chàng rể” có đủ năng lực và bản lĩnh ứng phó với mọi hiểm họa của thiên tai cho xứng tầm với “trái tim” của cả nước. Tất nhiên không đơn giản như khi xưa nước dâng đến đâu, Sơn Tinh lại cho núi cao đến đó. Cuộc chiến với nước trong bối cảnh nước ngày càng hung hãn như hiện nay- đòi hỏi phải có tầm nhìn khoa học, giải quyết được mối quan hệ hài hòa và thân thiện giữa con người với thiên nhiên, giữa yêu cầu phát triển đô thị với sự ổn định của môi trường…

Nhưng, tìm đâu ra “chú rể” như thế?

(Tháng 11-2008)

LÀM MA

3877

Em rằng muốn được làm ma

Để thôi sống kiếp người ta tội tình

Để không ai nhận ra mình

Rong chơi cuối bãi đầu đình rong chơi

———————-

Làm người cũng chỉ một đời

Làm ma vẫn ma thôi, trường tồn

Ma còn không biết giận hờn

Xênh xang chẳng biết cô đơn bao giờ

———————-

Chẳng màng danh lợi vu vơ

Tự do chết mãi giữa bờ đất sâu

Làm ma chẳng sợ người đâu

Chỉ thương nhân thế cúi đầu sợ thôi

————————————

Thân tặng LNAN, nhân một lần đọc được ý muốn thật lạ của em. Tất nhiên là anh không bao giờ muốn em thành ma, vì kiếp người tuy nhọc nhằn nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương.

(Tháng 8-2008)

TUYÊN CHIẾN VỚI XE MÁY?

a044

Sáng nay đi làm, chợt nhận ra đường phố bỗng chật chội khác thường vì sĩ tử các nơi đổ về ứng thí.

Vào cuối ngày, sau nhiều giờ bị nhốt trong cái hộp diêm ở lầu xanh, tôi thường có thói quen đến bên ô cửa kính để đứng nhìn xuống dưới đường. Ở đấy, tôi như tìm được cảm giác cân bằng và tận hưởng đôi chút “không khí”đường phố sau một ngày làm việc căng thẳng và tù túng. Nhưng ở đấy, rất nhiều khi tôi cũng phải cau mày khó chịu khi chứng kiến những dòng xe-mà nhiều nhất vẫn là xe máy-nối đuôi nhau kẹt cứng dưới đường.

Không thể nói khác khi xe máy đang là tác nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe ngày càng trầm trọng như hiện nay mà ước tính thiệt hại mỗi ngày có thể lên đến 5 tỉ đồng! TP.HCM cũng là nơi có mật độ xe máy cao nhất thế giới: 400-450 xe/1.000 dân.

Qủa thật, không có đô thị nào trên thế giới lại có mật độ xe máy dày đặc như ở TP.HCM và dù muốn hay không muốn cũng phải nhìn nhận xe máy đang là vấn nạn thực sự của xã hội. Làm sao có được trật tự giao thông? Làm sao có được nếp sống văn minh đô thị khi mà xe máy đã gia tăng đến mức hỗn loạn và không thể kiểm soát?

Đã có không ít cuộc hội thảo-hội nghị, đã có vô số những giải pháp-sáng kiến được đề xuất để giải quyết tình trạng kẹt xe như hạn chế đăng ký xe mới, thu phí xe lưu hành, đi ngày chẵn-ngày lẻ…nhưng đều phá sản! Thậm chí, có người còn mạnh miệng thẳng thừng “tuyên chiến với xe máy” như đại biểu HĐND Võ Văn Sen từng đăng đàn đề nghị.

Nhưng, xe máy vẫn cứ tồn tại và ngày càng gia tăng đến mức ngạt thở. Tôi cũng đi làm bằng xe máy hằng ngày, nhưng không thể vì những tiện ích riêng tư mà phớt lờ yêu cầu xác lập nếp sống văn minh và trật tự cần có của một đô thị hiện đại. Nếu chưa thể khai tử ngay với xe máy( nhiều nước đã cấm rất triệt để như Trung Quốc) thì nên chăng có thể thí điểm cấm lưu hành trước ở những khu trung tâm thành phố, sau đó mở rộng dần ra các khu vực khác. Cùng với các biện pháp hành chính khác, có lẽ đó cũng là cách để hạn chế dần sự xuất hiện của xe máy trên đường phố.

Đúng là, đã đến lúc cần phải tuyên chiến với xe máy!

(Tháng 7-2008)

TẠI SAO HAI NHÀ BÁO BỊ BẮT?

a394

Hai nhà báo nổi tiếng đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là Nguyễn Văn Hải (33 tuổi, Phó trưởng Văn phòng đại diện kiêm Bí thư Chi bộ Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội), Nguyễn Việt Chiến (56 tuổi, phóng viên báo Thanh Niên) đã bị cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam chiều 12-5.

Các nhà báo này bị khởi tố bị can về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS.

Quyết định khởi tố bị can cho rằng hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến đã đưa những thông tin sai sự thật về vụ án Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc; vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa nhận hối lộ, tham ô tài sản tại Ban Quản lý dự án 18.

Cùng bị bắt trong vụ án này còn có thượng tá Đinh Văn Huynh, điều tra viên cao cấp, trưởng phòng 9 của C14.

Trước đó, cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” theo điều 263 BLHS và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS.

Liên quan đến vụ án này, từ tháng 5-2007, khi quá trình điều tra các vụ án tiêu cực liên quan đến PMU18 do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14, Bộ Công an) thụ lý bước vào giai đoạn kết thúc, hàng chục phóng viên của các báo từ Trung ương đến địa phương đã bị mời lên cơ quan An ninh điều tra để trả lời câu hỏi về việc lấy thông tin từ đâu, kiểm chứng như thế nào đối với các thông tin mà cơ quan chức năng cho rằng sai sự thật.

14g chiều qua, hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến có mặt tại trụ sở cơ quan An ninh điều tra theo yêu cầu của cơ quan công an. Tại đây, các điều tra viên đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và đưa hai nhà báo về nhà riêng và trụ sở văn phòng đại diện để khám xét.

Tại nhà riêng nhà báo Nguyễn Văn Hải, việc khám xét kéo dài khoảng 30 phút, cơ quan điều tra thu giữ một CPU máy tính, một điện thoại và một số tài liệu liên quan. Tại văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, việc khám xét kéo dài đến hơn 19g, cơ quan công an cũng thu giữ một CPU máy tính cùng một số tài liệu liên quan. Tương tự, tại nhà riêng của nhà báo Nguyễn Việt Chiến và trụ sở báo Thanh Niên tại Hà Nội, cơ quan công an cũng thu giữ một số tài liệu, giấy tờ và CPU máy tính.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã mời luật sư Trần Văn Tạo tham gia tiến trình tố tụng bảo vệ quyền lợi cho nhà báo Nguyễn Văn Hải.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải năm nay 33 tuổi, vào Đảng từ năm 21 tuổi – khi còn là sinh viên Phân viện Báo chí và tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và tuyên truyền). 12 năm lăn lộn với nghề báo, bút danh N.V.Hải, N.V.H. trên báo Tuổi Trẻ gắn liền với hàng loạt vụ án lớn như vụ Thủy cung Thăng Long, vụ tham nhũng ở dự án Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực dầu khí, vụ tiêu cực ở Thanh tra Chính phủ, vụ tiêu cực ở ngành hàng không, vụ tham nhũng đất đai Đồ Sơn, vụ án ở PMU18…

Năm 2003, Nguyễn Văn Hải cùng đồng nghiệp Tuổi Trẻ được trao giải A, Giải báo chí toàn quốc với loạt bài chống nạn cơm tù, xe cướp trên quốc lộ 1A. Ban biên tập và đồng nghiệp Tuổi Trẻ luôn đánh giá cao năng lực, đặc biệt là đạo đức và lối sống của Nguyễn Văn Hải, cả với tư cách một nhà báo lẫn tư cách một công dân.

Với báo Tuổi Trẻ, nhà báo Nguyễn Văn Hải là một con người có bản lĩnh, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu. Việc nhà báo Nguyễn Văn Hải được tín nhiệm cử giữ chức Phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ kiêm Bí thư Chi bộ Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã phần nào nói lên điều đó.

Trong quá trình xử lý, đăng tải thông tin về vụ án tiêu cực ở PMU18, báo Tuổi Trẻ có một số thông tin không chính xác và ngay sau đó đã cải chính kịp thời trên mặt báo, có tin cải chính tới hai lần. Những sơ suất này đều được Ban biên tập Tuổi Trẻ rút kinh nghiệm sâu sắc ở các khâu, trong đó có vấn đề tỉnh táo, thận trọng, tránh nôn nóng khi đưa tin về các vụ chống tham nhũng. Bản thân nhà báo Nguyễn Văn Hải cũng đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời giúp đỡ rất hiệu quả đối với các đồng nghiệp trong mỗi bản tin đưa lên mặt báo.

Tuổi Trẻ

Hôm qua cùng với cơn dư chấn lan đi từ miền Tây Trung Quốc, Hà Nội và làng báo còn rúng động bởi tin tức hai nhà báo bị bắt. Những đồng nghiệp của tôi ở văn phòng Hà Nội đã tiễn đưa Nguyễn Văn Hải về trại giam trong nước mắt tủi buồn và đau đớn !

(13-5-2008)

BÌA BÁO DÀNH CHO AI?

5a5c

Cầm trên tay số báo Người Làm Báo tháng 3-2008-tờ báo của Trung ương Hội Nhà báo VN (ảnh) mà không khỏi cảm thấy thất vọng và ái ngại. Qủa thật chưa bàn đến nội dung, nhìn tấm ảnh trang bìa với 5 người đứng khép nép và miễn cưỡng (có lẽ là ảnh dựng) trò chuyện, không hiểu có người đọc nào sẵn sàng móc túi mua cuốn tạp chí ấy với giá 6.500 đồng mà không phải đắn đo ?

Ảnh và trang bìa bao giờ cũng là một chỉ dẫn quan trọng của một tờ báo. Ngoài chức năng khai báo, trang 1 của tờ báo còn đóng vai trò dẫn dụ và định hướng người đọc. Chính vì thế mà trong từng ca trực, ngoài chuyên mục “Thời sự & suy nghĩ”, ảnh vedette luôn làm chúng tôi phải “đau đầu” thực sự khi lựa chọn. Có đến 3 cuộc họp trong ngày nhưng trong nhiều tình huống, phải đến giờ chót ảnh vedette mới ngã ngũ sau khi đã cân nhắc và suy xét đủ điều. Ngoài yêu cầu đẹp, ảnh còn phải mang thông điệp và đặc biệt là phải có thông tin (khác với ảnh minh họa).

Thế nhưng vẫn không tránh khỏi có những số báo, ảnh bìa Tuổi Trẻ vẫn không đạt, thậm chí chỉ thuần túy minh họa. Cứ vào sáng thứ hai hằng tuần, ngoài đề cập đến nội dung các trang báo, ảnh trang 1 bào giờ cũng được hội đồng biên tập “mổ xẻ” kỹ lưỡng để rút ra những bài học kinh nghiệm cho các số báo sau.

Thỉnh thoảng đồng nghiệp Khổng Loan lại send cho tôi tham khảo những hình bìa đoạt giải của một số tạp chí nước ngoài. Phải thừa nhận là ảnh của họ rất đẹp, sống động và nhất là không trùng lắp về hình thức trình bày. Người ta chăm chút như thế, trong khi nhìn lại mình và một số báo đồng nghiệp, trong chừng mực nào đó không khỏi cảm thấy hổ thẹn. Có tờ báo mới ra đời với mục tiêu đầy tham vọng, nhưng có số báo đã đăng ảnh trang bìa tràn cả trang lễ hội đền Hùng với 1 dòng tít duy nhất: giỗ tổ Hùng Vương ! Không hiểu với hình thức như thế, liệu tham vọng trở thành 1 tờ báo lớn mà họ đặt ra có đạt được ?

Mặc dù nội dung luôn là yếu tố quyết định, song hình thức cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dụ và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc. Một gương mặt ưa nhìn, một dáng vẻ tươi mát, quyến rũ…vẫn có sức thu hút người xem hơn, dù tính tình người đó có đôi chút đỏng đảnh, khác thường.

Trở lại với tạp chí Người làm báo, tôi chỉ xin có một vài nhận xét chân tình với tư cách là 1 hội viên, 1 bạn đọc. Ngoài một vài bài của tác giả Đinh Phong và Ma Văn Kháng, quả thật các bài còn lại đều rất khó đọc, chữ nghĩa dày đặc, trình bày đơn điệu…thậm chí, có tít bài còn dài đến…52 chữ ! Với chức năng phổ biến và hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ hành nghề cho hội viên, dường như Người làm báo muốn cố tình tạo ra những bài học nghiệp vụ ngay trên từng số báo của mình ?

(Tháng 4-2008)

ĐỢI ANH

daa0

Em đợi anh bên đời vò võ

Tháng năm xa vàng đá động lòng

Vẫn biết đời không không có có

Trái tim buồn vẫn cứ ngóng trông

____________

Em đợi anh ngày dài chia cắt

Lá vàng rơi đã mấy mùa rồi

Nỗi nhớ trũng sâu trên khóe mắt

Mà bóng người biền biệt người ơi

____________

Em đợi anh bặt chim tăm cá

Người đi bao nữa để người dừng

Trăm năm có biến thành tượng đá

Vẫn một lòng hoài vọng cố nhân

_____________

Thân tặng Phụng Tú

(Tháng 4-2008)

SỐ 1 VIỆT NAM!

c207

Những ngày này, khi vịnh Hạ Long và động Phong Nha luôn ngự ở vị trí nhất, nhì bảng tổng sắp của www.new7wonders, là người Việt Nam không ai lại không cảm thấy hân hoan và lâng lâng một niềm tự hào dân tộc. Có lẽ vì thế mà khi chúng tôi mời một số đơn vị tham gia cuộc vận động “Hãy bầu chọn cho Việt Nam”, ICP và VDC2 đã hưởng ứng ngay mà rất ít đặt điều kiện về quảng bá thương hiệu.

Tình cảm dành cho dân tộc như một ngọn lửa luôn tiềm tàng trong mỗi con người và khi có dịp thể hiện, ngọn lửa ấy sẽ bùng cháy rất dữ dội. Tình yêu dành cho đất nước luôn là số 1 trong trái tim mọi người ! Chính vì thế mà hơn 100 thành viên có mặt trong đoàn caravan do Tuổi Trẻ và Công ty Viking tổ chức mới đây đều hướng về mục tiêu chung là vận động bạn bè trong khối ASEAN bầu chọn cho Việt Nam. Tất cả họ đều có chung một suy nghĩ: phải làm điều gì đó cho Tổ quốc mình !

Tình yêu dành cho Tổ quốc thật cao cả và thiêng liêng. Tình yêu ấy được thể hiện hết sức mạnh mẽ và dữ dội qua các trận thi đấu thể thao quốc tế có VN tham dự, qua những sự kiện gây tổn thương đến đất nước như vụ Trung Quốc thành lập thành phố Nam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Những ngày này, đây đó không ít bạn trẻ cũng đang ráo riết vận động “Hãy bầu chọn cho Việt Nam” bằng nhiều chương trình thiết thực. Cuộc bình chọn còn kéo dài đến tận cuối năm và chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Có thể cả ba danh thắng của Việt Nam đều không lọt vào top 7, nhưng tình yêu mà mọi người dành cho đất nước này, dân tộc này vẫn là số 1 !

Và vì lẽ đó, những ngày này khi đặt bàn tay lên ngực trái của mình, cứ nghe rộn rã hai tiếng Việt Nam thân thương mà thiêng liêng quá đỗi !

(Tháng 2-2008)